Chào mừng các bạn đến với trang Web trường THCS Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức - Sự kiện

Cách phòng, chống Covid-19

Thứ tư - 26/02/2020 08:45

Covid-19

Covid-19
Covid-19
LIÊN ĐỘI THCS PHÚ LÃM
TUYÊN TRUYỀN MĂNG NON
CÁCH PHÒNG NGỪA DỊCH COVID-19 HỌC SINH HIỆU QUẢ
1. Hạn chế tiếp xúc bề mặt, giọt bắn
Thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường, vì vậy làm tăng nguy cơ gây bệnh ở người, lây lan trong cộng đồng và bùng phát bệnh truyền nhiễm.
Theo PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc bệnh viện Nhi Trung Ương, bệnh truyền nhiễm COVID-19 cũng tương tự như các virus khác là lây truyền qua 2 đường chính là đường tiếp xúc trên bề mặt vật dụng và giọt bắn. Do đó, để phòng bệnh COVID-19 phải bảo đảm môi trường sạch sẽ, giảm bớt vấn đề về tiếp xúc trên bề mặt ở trong phòng, nơi sinh hoạt của các em bé phải được tiệt trùng, lau chùi sạch sẽ.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, đồ dùng, đồ chơi của trẻ tại nhà hoặc những vị trí như tay nắm cửa bằng chất cồn hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vết bẩn cũng như vi khuẩn, virus nhằm hạn chế sự lây nhiễm của COVID-19.
Vấn đề thứ hai đó là giọt bắn, nếu người lớn vô tình ôm ấp, hôn trẻ có thể gây ra tình trạng giọt bắn, người nhiễm bệnh có thể lây cho các cháu, cho nên cần giảm bớt các hành động đó.
Đặc biệt vấn đề vệ sinh cá nhân rất quan trọng, phụ huynh cần chú ý giữ gìn trẻ ấm ấp trong thời tiết mùa đông. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối cho họng sạch sẽ.

2. Giữ môi trường sống thông thoáng
Khi chăm sóc trẻ tại nhà, cần chú ý đảm bảo môi trường sinh hoạt của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.
"Mỗi ngày nên thực hiện mở cửa sổ hoặc cửa phòng 2-3 lần, nhất là lúc trời nắng (mỗi lần kéo dài khoảng 30 phút đến 1 giờ) để đảm bảo không khí trong phòng được lưu thông.
Cần tránh cho trẻ nằm điều hòa quá lạnh hoặc chơi ngoài trời quá lâu khi thời tiết chuyển mùa như hiện tại vì điều này sẽ khiến hệ thống bảo vệ đường hô hấp của trẻ suy yếu, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công
Nếu trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, chảy mũi… kèm theo tiền sử có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm COVID-19, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.
Đối với người chăm sóc trẻ, cần hạn chế đi lại nơi đông người, hạn chế đi vào vùng công bố dịch hoặc đã có người nhiễm COVID-19. Khi tiếp xúc với người ốm cần đeo khẩu trang, thực hiện rửa sạch tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, mỗi lần kéo dài tối thiểu 20 giây.

3. Tạo thói quen rửa tay thật sạch cho bé
 

 
Rửa sạch tay bằng xà phòng, nước rửa tay là điều hầu hết các bé đã được học từ khi bắt đầu tới trường mẫu giáo. Nhưng giữa thời điểm dịch bệnh do virus corona, cha mẹ nên thường xuyên nhắc nhở các bé cần rửa tay thật sạch sau khi đi vệ sinh, sử dụng các vật dụng công cộng như bàn, ghế, tay vịn, tay nắm nhà vệ sinh…
Tuy nhiên, theo như PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thì nước rửa tay khô hay xà phòng rửa tay đều có tác dụng như nhau trong việc sát trùng, diệt khuẩn, diệt nấm, phòng bệnh do virus corona gây ra.
Vì vậy, mọi người không cần phải tốn kém tiền bạc để mua những loại nước rửa tay khô, dung dịch sát khuẩn tay đắt đỏ, thay vì thế hoàn toàn có thể dùng những bánh xà phòng, dung dịch cồn pha loãng hoặc tinh dầu tràm trà pha loãng để rửa tay.
Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng khuyến cáo mọi người cần rửa tay đúng cách mới đem lại hiệu quả khử khuẩn, tiệt trùng. Phải rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, nhiều lần trong ngày. Đối với xà phòng diệt khuẩn thông thường, cần nhắc trẻ phải chà trong ít nhất 20s, sau đó rửa sạch dưới nước.
Trong trường hợp ở trường của trẻ không có xà phòng hay nước rửa tay, cha mẹ nên trang bị nước rửa tay khô với dung tích nhỏ, tiện lợi để trẻ mang đi học.
Đặc biệt, cần tránh dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng nhiều nhất có thể.

4. Cho con đeo khẩu trang khi tới trường
Sau đợt nghỉ tránh dịch, các con trở lại trường chắc chắn sẽ khiến không ít phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, nếu trang bị cho con đầy đủ những kiến thức phòng tránh virus corona dưới đây cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi trẻ trở lại trường:
Mặc dù khẩu trang không phải biện pháp phòng tránh tuyệt đối được virus corona, tuy nhiên vẫn được tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế khuyên dùng. Bởi lẽ, khẩu trang có thể ngăn được những giọt bắn chứa virus corona (nếu có) nói riêng và hạn chế lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp nói chung.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng), hiện nay, dịch chưa lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng, người dân nên dùng khẩu trang ở nơi có nguy cơ lây lan cao như khi đi phương tiện công cộng, đến bệnh viện..
Còn nếu ngồi trong nhà, trong phòng học thì cũng không cần thiết bởi cũng có thể gây bí thở. Điều quan trọng là khi ho, hắt hơi cần dùng mặt trong khuỷu tay che miệng, tránh lây nhiễm virus cho người khác.
Dù thế, các phụ huynh vẫn phải trang bị cho trẻ vài chiếc khẩu trang y tế bỏ vào cặp sách để thay đổi trong ngày khi di chuyển từ nhà tới trường và ngược lại.
Ngoài ra, hướng dẫn các bé đeo khẩu trang đúng cách, thay mới thường xuyên để bảo vệ bản thân, cộng đồng trong thời điểm dịch bệnh.
Dưới đây là khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới WHO cách sử dụng khẩu trang y tế đúng chuẩn để phòng chống virus corona:
- Khẩu trang y tế chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ vào thùng rác an toàn, có nắp đậy.
- Khi đeo khẩu trang, phải để mặt xanh ra ngoài do mặt này có tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong, có thể rơi xuống. Mặt màu trắng có tính hút ẩm nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.
- Khi đeo khẩu trang phải bảo đảm kín cả mũi và miệng.
- Tuyệt đối không sờ tay vào khẩu trang vì khiến bàn tay bị lây nhiễm các virus, vi khuẩn dính trên đó.
- Khi tháo khẩu trang, chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn, tránh cầm vào mặt khẩu trang khiến tay lây nhiễm các tác nhân có hại.
- Rửa tay ngay sau khi tháo bỏ khẩu trang.

5. Tăng sức đề kháng cho trẻ
Bên cạnh các biện phòng để ngăn ngừa virus coron là đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng thì tăng cường sức đề kháng là cách tốt nhất giúp tiêu diệt được virus lạ ngay khi mới xâm nhập và cơ thể.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Hậu, trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, tư vấn: "Đầu tiên phải ăn uống đầy đủ chất trước đã. Nhiều người cho rằng mùa dịch này không được ăn thịt. Như vậy là sai, nên chọn những loại đạm dễ tiêu, rửa tay kỹ, rửa dụng cụ nấu nướng kỹ càng, nấu chín thức ăn.
Ngoài ra, cần bổ sung rau củ, trái cây, các loại hạt. Đặc biệt cần cung cấp đủ nước. Bên cạnh dinh dưỡng thì cần cho em bé ngủ đủ giấc, cần hướng dẫn cho bé những biện pháp cần làm để các con hiểu và thực hiện".
Bên cạnh đó, cha mẹ cần đa dạng thực phẩm và chú ý đến độ tươi, mới của thực phẩm. Đối với trẻ em thì cần bổ sung sữa, theo thạc sĩ, dược sĩ Ngô Huyền Trang - giám đốc sản phẩm Công ty sữa VitaDairy cho biết.
Một điều quan trọng nữa cha mẹ cần nhớ là tuyệt đối tránh cho trẻ ăn đồ sống, những thức ăn đã để lâu ngày và thịt động vật hoang dã.

6. Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học
 
Bên cạnh dinh dưỡng thì cần cho trẻ cần có chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học như: ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý...
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi ngủ đủ giấc, cơ thể ta sẽ sản sinh ra chất meletonin, có tác dụng ức chế hàm lượng estrogen, làm giảm khả năng mắc bệnh. Bên cạnh đó, một giấc ngủ sâu sẽ đem lại cho mọi người cảm giác thoải mái, tỉnh táo và vui vẻ để bắt đầu một ngày mới tràn đầy sức sống.
Một nghiên cứu khác tại Viện nghiên cứu gia đình Úc cũng chứng minh rằng, những đứa trẻ đi ngủ trước 8 giờ 30 phút tối sẽ khỏe mạnh hơn.
Vì thế, không chỉ trong khi dịch bệnh nCoV diễn ra phức tạp mà bất cứ thời điểm nào cha mẹ cũng nên nhắc nhở, khuyên nhủ và xây dựng cho trẻ một chế độ ăn, ngủ, nghỉ phù hợp, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

7. Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là một trong những cách giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa virus corona.
Các nghiên cứu của Mỹ cũng cho thấy, những người tập luyện thể chất từ 5-6 ngày/tuần sẽ ít bị cảm lạnh và đau họng hơn so với những người không tập. Bởi lẽ, việc tập thể thao đều đặn sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời thúc đẩy quá trình bài tiết mồ hôi, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất.
8. Trang bị cho con những kiến thức đầy đủ, chính xác về dịch do virus Corona

Điều quan trọng hơn cả, cha mẹ hãy giải thích cho con đầy đủ kiến thức về bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra để trẻ hiểu đúng, không hoang mang và có ý thức phòng tránh bệnh.
- Virus corona 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
2019-nCoV là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Ngoài chủng coronavirus mới phát hiện này, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.
- Nguồn gốc của virus corona 2019: Các cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của 2019-nCoV. Virus corona là một betacoronavirus, giống như MERS và SARS, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi.
Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Phân tích cây di truyền của virus này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của virus. SARS, một loại coronavirus khác xuất hiện lây nhiễm cho người, bắt nguồn loài từ cầy hương, trong khi MERS, một loại coronavirus khác lây nhiễm cho người, bắt nguồn từ lạc đà.
- Cơ chế lây lan: Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người theo 3 cơ chế: Qua giọt bắn khi trò chuyện, ho, hắt hơi...; qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh; qua vật thể trung gian nhiễm bệnh như tay nắm cửa, nút bấm thang máy...
Cha mẹ hãy là người giữ tâm thế bình tĩnh, luôn cập nhật những thông tin, kiến thức hữu ích - kịp thời về tình hình dịch do virus corona gây ra để giúp con chủ động thực hiện đúng các khuyến cáo và phòng tránh tốt hơn.
Ngoài ra, Nhà trường cũng cần có trách nhiệm trong việc khử trùng, giữ vệ sinh lớp học để tránh nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan bệnh cho trẻ bằng cách: Sát khuẩn toàn bộ đồ chơi, dụng cụ của trẻ vì dịch tiết qua đường mũi, mắt thường rất nhiều trên các đồ chơi.
Hạn chế các lớp quá đông người, nên chia nhỏ nhóm vì tập trung đông học sinh thì mật độ lây nhiễm cao hơn bình thường.
Các gia đình có con bị ốm nên cho trẻ ở nhà ở nhà để tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ giúp nâng sao sức đề kháng, chống lại bệnh tật
Xác nhận của BGH                                                                  Tổng phụ trách


Nguyễn Thị Tố Quyên                                                            Nguyễn Thị Mến
 

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Quyên

Nguồn tin: BGH:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

KH THÁNG 11/2024

KH THÁNG 11-2024

Thời gian đăng: 12/11/2024

KH THÁNG 10/2024

KH THÁNG 10/2024

Thời gian đăng: 04/10/2024

KH THÁNG 9/2024

KH THÁNG 9/2024

Thời gian đăng: 13/09/2024

KH THÁNG 8/2024

KH THÁNG 8/2024

Thời gian đăng: 30/07/2024

KH THÁNG 7 2024

KH THÁNG 7 2024

Thời gian đăng: 18/07/2024

KH 6,7/2024

KH tháng 6,7/2024

Thời gian đăng: 06/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây